Trước đó
Tầm nhìn - sứ mệnh
Chiến lược phát triển
Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng như sự ngày càng đa dạng trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đề ra định hướng phát triển trong giai đoạn 2020-2025 với tầm nhìn 2030 như được trình bày dưới đây.
File đính kèm: QĐ 156 Ban hành chiến lược phát triển HV gđ 2020 – 2025 tầm nhìn 2030
Mục tiêu chung
Đến năm 2025 Học viện trở thành trung tâm về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tri thức hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thông tin và truyền thông với các Cơ sở giáo dục, Viện nghiên cứu trực thuộc và 02 sản phẩm chính là:
Sản phẩm giáo dục, đào tạo
Đa dạng, đáp ứng nhu cầu xã hội với chất lượng đạt chuẩn quốc tế và khu vực.
Sản phẩm giáo dục, đào tạo
Đa dạng, đáp ứng nhu cầu xã hội với chất lượng đạt chuẩn quốc tế và khu vực.
Mục tiêu cụ thể
Học viện đặt ra những mục tiêu cụ thể về Đào tạo và Bồi dưỡng; Khoa học và Công nghệ; Hợp tác quốc tế; Sinh viên và Kết nối cộng đồng; Nguồn nhân lực và Quản trị Đại học; Tài chính và Cơ sở vật chất.
Đào tạo và Bồi dưỡng
Học viện có cơ sở đào tạo trực thuộc theo mô hình trường thuộc Học viện và có đầy đủ các trình độ đào tạo với các loại hình đào tạo đa dạng.
Học viện có đủ các ngành đào tạo trong đa dạng các lĩnh vực, kinh doanh và quản lý đạt chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đặc biệt là yêu cầu nhân lực cho cuộc CMCN 4.0.
Các chương trình đào tạo của Học viện được xây dựng và kiểm định theo chuẩn khu vực và quốc tế; liên thông với chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
Học viện có hệ đào tạo bồi dưỡng bám sát các ngành/nghề đào tạo dài hạn, linh hoạt đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên, học viên Học viện, của doanh nghiệp trong ngành Thông tin Truyền thông và của xã hội.
Khoa học và Công nghệ
Học viện có các nhóm nghiên cứu và các Viện nghiên cứu mạnh với nhiều đề tài, nhiệm vụ các cấp.
Học viện có số lượng công bố, bài báo quốc tế (ISI, Scopus) và số lượt trích dẫn khoa học thuộc nhóm trường Đại học dẫn đầu tại Việt Nam.
Học viện sở hữu các phát minh, bằng sáng chế có giá trị.
Học viện có các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao, được chuyển giao cho doanh nghiệp và có tính thương mại hóa.
Hợp tác quốc tế
Học viện có môi trường quốc tế hóa cao, thu hút nhiều sinh viên nước ngoài theo học. Đồng thời, có mạng lưới hợp tác quốc tế rộng về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Học viện có các hoạt động trao đổi chuyên môn, sinh viên, giảng viên thường xuyên với các trường đại học, tổ chức nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.
Sinh viên và Kết nối cộng đồng
Học viện có hệ thống hỗ trợ hành chính cho người học hiệu quả và tạo được môi trường khuyến khích sinh viên sáng tạo và khởi nghiệp.
Học viện có các hoạt động hướng nghiệp và kết nối với doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm hiệu quả.
Học viện duy trì và có hoạt động kết nối cựu sinh viên đạt hiệu quả cao.
Nguồn nhân lực và Quản trị Đại học
Học viện có bộ máy tinh gọn, hiệu quả và nguồn nhân lực chất lượng cao với quy mô cũng như cơ cấu phù hợp.
Đời sống của công chức, viên chức và người lao động trong Học viện đảm bảo.
Học viện có hệ thống quản trị hiện đại, hoàn thành chuyển đổi số hầu hết các hoạt động của nhà trường.
Tài chính và Cơ sở vật chất
Học viện có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ đáp ứng yêu cầu học tập và giảng dạy, được hoàn thiện và nâng cấp hàng năm.
Học viện có hệ thống phòng Lab thí nghiệm thực hành hiện đại, hàng năm được đầu tư và cập nhật đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập.
Học viện có doanh thu tăng trưởng ổn định qua các năm, đảm bảo chi phí và tích lũy với cơ cấu nguồn thu hợp lý.